Chú thích Trận Biên Hòa (1861–1862)

  1. Ghi đầy đủ phải là Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm Biên Hòa. Nhưng vì số quân tham chiến của Tây Ban Nha không nhiều, lại có vai trò yếu hơn, nên đa phần các sử Việt đều chỉ nói đến Pháp.
  2. Mục đích cuộc đánh chiếm ghi theo sách Hỏi đáp lịch sử (tập 4), tr. 55. Đoạn chữ in nghiêng, trích từ lệnh của Bộ trưởng bộ Hải quân Pháp lúc bấy giờ (dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 278-279).
  3. Trần Văn Giàu, Tổng tập, tr. 97.
  4. Ghi theo Trần Văn Giàu. Phạm Văn Sơn ghi là An Thạch (tr. 139).
  5. Gò Công Trao Trảo thuộc Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; không phải Gò Công thuộc Định Tường (nay thuộc Tiền Giang).
  6. Ghi theo Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối XIX), Q. 3, Tập I, Phần 1, tr. 53. Phạm Văn Sơn không ghi tên ông này và cũng không cho biết đạo quân thứ tư do Chủ tỉnh Renommée đã làm gì. Chưa rõ Ha-ren và Renommée có phải ở cùng một đạo quân hay không.
  7. Trần Văn Giàu, Tổng tập, tr. 98.
  8. So với GS. Giàu, ông Sơn và web site Thư viện Đồng Nai [liên kết hỏng] ghi sớm hơn một ngày. Sách Giáo khoa lớp 11 (nâng cao) ghi giống GS. Giàu, tức 18 tháng 12 năm 1861, là ngày thành Biên Hòa thất thủ. (Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 225)
  9. GS. Trần Văn Giàu, Tổng tập, tr. 98.
  10. Việt sử tân biên, Q. 5, tr. 141.
  11. Hỏi đáp lịch sử tập 4, tr. 54-55.
  12. Trần Văn Giàu, Tổng tập (tr. 100). Rõ ràng, vua quan nhà Nguyễn biết rất ít về đối phương.
  13. Số tàu ghi theo GS. Giàu, ông Sơn ghi 18 tàu. Về số lính Việt tử trận, ông Sơn cho biết "rất nhiều" (tr. 141) nhưng không cho biết con số.